Phân loại gạch xây đơn giản mà bạn nên biết
Khái niệm về gạch xây dựng
Gạch xây được ra đời từ rất lâu và sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Cho đến ngày nay loại vật liệu này đã trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều cả về chủng loại lẫn kích thước.
Gạch được xem là một loại vật liệu xây dựng được làm từ đất đóng khuôn và nung cho đến khi gạch cứng chắc có màu nâu đỏ.
Tất cả các loại gạch sản xuất theo hình thức thủ công hay công nghiệp đều phải trải qua 6 giai đoạn chủ yếu: khai thác nguyên liệu, nhào trộn, tạo hình, hong khô, nung và làm nguội.
Chưa kể, gạch xây dựng là một vật liệu không thể thiếu và cũng không có bất kỳ sản phẩm nào có thể thay thế được. Trong mỗi công trình, sản phẩm này đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của công trình.
Việc chọn loại gạch phù hợp với không gian sống của mình sẽ mang đến cho bạn một công trình bền vững và độc đáo theo thời gian. Vậy làm thế nào để phân loại gạch xây để người dùng có sự lựa chọn phù hợp?
Phân loại gạch xây một cách đơn giản và chi tiết
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại gạch với mẫu mã đa dạng, kích thước màu sắc cũng cực kỳ phong phú. Vậy khi xây dựng nhà ở thì có những loại gạch nào mà gia chủ nên dùng?
Chọn gạch xây nhà đầu tiên chúng ta cần phải phân loại gạch xây gồm 2 loại chính là gạch xây thô và gạch trang trí.
Gạch xây dựng phần thô
Phần thô của một công trình được biết là phần móng, bể ngầm và phần kết cấu chịu lực cho tổng thể không gian, hệ thống tường bao che và phân cách, cầu thang,…
Phần xây thô được xem là tiền đề cực kỳ quan trọng trong hầu hết các công trình xây dựng. Phần thô càng chính xác và chắc chắn thì phần hoàn thiện càng trở nên đơn giản và thuận tiện.
Vật liệu thi công dành cho phần thô sẽ bao gồm: sắt thép, gạch xây, xi măng, cát đá, bê tông, cốt pha, chống thấm,…
Bên cạnh đó, để xây dựng phần thô người ta thường chia ra làm 2 loại chủ yếu đó là gạch nung và gạch không nung.
Gạch nung
Gạch đất nung được sản xuất từ đất sét ở nhiệt độ cao, tạo thành viên gạch màu đỏ cứng và chắc. Được xem là loại vật liệu có lịch sử lâu đời nhất, gạch đất nung đã xuất hiện từ rất lâu về trước và dần biến đổi theo thời gian để phù hợp với các công trình hiện đại ngày nay.
Trong phân loại gạch xây, loại vật liệu này lại được chia làm 2 loại cơ bản là gạch đặc và gạch lỗ. Trong các công trình xây dựng, loại gạch này được dùng phổ biến chiếm khoảng 80%.
Gạch đặc
Đây được biết đến là loại gạch không có lỗ, thường có kích thước trung bình là 220x105x55 với màu sắc đỏ hồng hoặc đỏ sẫm cực kỳ bắt mắt.
Ưu điểm vượt trội của dòng gạch này chính độ bền cao theo thời gian sử dụng, cực kỳ chắc chắn và khả năng chống thấm vô cùng hiệu quả.
Tuy nhiên, nhược điểm cũng tương đối lớn chính là khối lượng khá nặng, chi phí cũng đắt hơn hẳn so với những loại gạch rỗng trên thị trường gấp 2 đến 3 lần.
Thường được sử dụng ở các vị trí như móng gạch, bể nước, bể phốt, tường chịu lực, tường nhà vệ sinh hay tường bao, đổ cửa,...
Gạch lỗ
Gạch lỗ là loại gạch có lỗ rỗng bên trong viên gạch, có thể phân loại gạch xây này từ 2,3,4 cho đến cả 10 lỗ.
Với loại gạch thông tâm đại trà sẽ có kích thước trung bình là 220x105x55 với sắc đỏ hồng, đỏ sẫm cực kỳ nổi bật.
Ưu điểm được đánh giá là lớn nhất của dòng gạch này chính là giá thành thấp hơn tương đối nhiều so với giá của các loại gạch đặc trên thị trường.
Nhưng ngược lại, nhược điểm “nổi bật” nhất của loại vật liệu này chính là khả năng chịu lực khá kém và không có tính năng chống thấm hiệu quả.
Loại gạch này thường sẽ được sử dụng phổ biến ở các vị trí như xây ngăn phòng, xây tường bao ngoài,...
Do tính chịu lực tương đối kém và khả năng chống thấm được đánh giá thấp nên nếu xây dựng phòng tắm, bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng mốc tường hay những khu vực chịu lực thì độ bền sẽ không được cao.
Gạch Tuynel
Loại gạch này được làm từ đất sét nung, có quy trình sản xuất hiện đại và sở hữu những ưu điểm vượt trội hơn so với những loại gạch nung truyền thống. Giá thành của gạch Tuynel cũng cực kỳ phải chăng, dao động từ 1.100 đến 1.2000 đồng khi mua trực tiếp tại nhà máy.
Bên cạnh đó, gạch Tuynel rất đa dạng về mẫu mã lẫn kích thước, có đủ các loại gạch từ Tuynel đặc cho đến rỗng hai lỗ, ba lỗ hay 10 lỗ.
Gạch không nung
Loại gạch này được xem là một nhánh khác của việc phân loại gạch xây. Gạch không nung hay còn được gọi là gạch block được làm từ xi măng, sau khi trải qua quá trình định hình từ tự đóng rắn, đạt đầy đủ các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước,... mà không cần qua nhiệt độ.
Gạch được tăng cường độ bền nhờ lực ép, lực rung hoặc cả ép lẫn rung tác động lên viên gạch và một số thành phần kết dính.
Loại vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, từ những công trình phụ trợ cho đến những công trình kiến trúc với quy mô lớn.
Do chủng loại sản phẩm đa dạng nên ứng dụng được cho nhiều hạng mục thi công khác nhau, từ xây tường, lát nền cho đến trang trí đều thực hiện một cách chỉnh chu và độc đáo nhất.
Gạch không nung còn được đánh giá là loại gạch thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các công trình nhà ở xây bằng gạch không nung thường bị đặt dấu chấm hỏi về tính chất lượng và khả năng chống thấm, dột có thật sự hiệu quả.
Gạch xây dựng phần hoàn thiện
Sau khi đã hoàn thành xong phần thô thì công đoạn hoàn thiện công trình cũng không kém phần quan trọng. Bởi đây được xem là bước tiếp theo giúp ngôi nhà của bạn trở nên hoàn hảo và đặc biệt hơn đấy!
Việc phân loại gạch xây cho công đoạn này cũng được chia làm một số loại phổ biến như: gạch tàu, gạch men, gạch nhựa, gạch kính,...
Gạch tàu
Tương tự như gạch đất nung truyền thống, gạch tàu cũng được làm chủ yếu từ đất và nung ở nhiệt độ cao. Tạo thành sản phẩm có màu nâu đỏ, dạng viên mỏng để phù hợp với các ứng dụng chuyên cho việc lát sàn.
Bên cạnh đó, đây cũng là loại gạch được sử dụng tương đối phổ biến vì sự đa dạng cũng như giá thành phải chăng. Chưa kể, gạch tàu còn sở hữu cho mình khá nhiều ưu điểm nổi bật như: mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, có khả năng hút ẩm cực kỳ tốt,...
Loại gạch này thường được sử dụng để xây dựng các công trình nhà kiểu xưa, nhà giả cổ, đình làng, chùa, lát sân vườn, đường đi,...
Gạch thẻ
Gạch thẻ là sản phẩm ốp lát đã có từ rất lâu đời, do có kết cấu ôm sát tường nên loại vật liệu này thường được tận dụng vừa làm vật trang trí vừa có công dụng bảo vệ tường cực hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong phân loại gạch xây gạch thẻ còn được chia làm 3 loại chính, có chức năng riêng biệt: gạch thẻ ốp tường trang trí, gạch thẻ xây dựng, gạch thẻ dành cho mặt tiền,...
Đối với loại gạch thẻ này bạn có thể thỏa sức sáng tạo ốp lát để trang trí cho không gian sống của mình trở nên độc đáo hơn bao giờ hết.
Gạch men
Gạch men hay gạch phủ men được xem là một loại sản phẩm rất thông dụng trong lĩnh vực xây dựng. Loại gạch này có đặc trưng là lớp men phủ lên bề mặt phần xương của viên gạch, lớp men này có thể bóng hoặc mờ, nhám, xù xì tùy theo phong cách thiết kế.
Trong phân loại gạch xây thì gạch men được chia làm 2 loại là gạch men bóng và gạch men mờ. Gạch men có độ chịu lực cao, độ thấm nước thấp, cùng với đó là khả năng chống mài mòn cực hiệu quả.
Tùy vào chức năng của gạch ốp tường hay lát sàn mà loại vật liệu này sẽ có tiêu chuẩn về độ chịu lực hay nén khác nhau. Gạch men ốp sàn sẽ có những tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn gạch ốp tường.
Gạch kính
Gạch kính hay còn được gọi với tên khác là gạch thủy tinh, là một loại vật liệu kiến trúc được làm chủ yếu từ thủy tinh. Loại gạch này thường được sử dụng để lấy ánh sáng tự nhiên và trang trí cho những khu vực thật sự cần thiết.
Đặc điểm của loại gạch này chính là khả năng chống bám dính phải gọi là “đỉnh cao”, giúp cho quá trình vệ sinh, lau chùi được dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nếu không may xảy ra hiện tượng nứt vỡ thì việc thay thế gạch cũng rất tiện lợi. Tường xây bằng gạch này cũng có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, độ thẩm mỹ cao và hạn chế được tình trạng nấm mốc, mối mọt sau thời gian dài sử dụng.
Kết luận
Bài viết trên đây đã cung cấp “tất tần tật” những thông tin bổ ích nhất về các loại gạch xây trên thị trường hiện nay. Đồng thời, chỉ ra những đặc điểm giúp người dùng có thể phân loại gạch xây một cách đơn giản và dễ dàng nhất. Hy vọng sau sự chia sẻ này của chúng tôi bạn đọc đã có cho mình những mẫu gạch thật sự ưng ý rồi nhé!